Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

THƯ LẠI GỬI ÔNG PHẠM QUANG NGHỊ, ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI, BÍ THƯ THÀNH ỦY HN


Thưa chư vị,
Như chư vị đã biết, hôm nay (11.4.2012), bà Đặng Bích Phượng, đại diện liên lạc những người ký tên văn thư  ĐỀ NGHỊ ĐỐI THOẠI VỚI ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI, BÍ THƯ THÀNH ỦY HÀ NỘI PHẠM QUANG NGHỊ VỀ VIỆC THỰC THI CÁC QUYỀN CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN TẠI ĐỊA BÀN HÀ NỘI  đã nhận được văn thư trả lời của Văn phòng Thành ủy Hà Nội, do Phó Chánh văn phòng Nguyễn Ngọc Giao ký: "được sự ủy nhiệm của đồng chí Bí thư Thành ủy, xin thông báo để bà và những người ký tên trong đơn biết".

Văn thư trả lời chỉ nói đến nội dung (2), liên quan đến cá nhân bà Bùi Thị Minh Hằng, trong khi đó nội dung (1) thì liên quan đến hàng trăm công dân khác với hàng trăm sự việc "liên quan đến việc thực thi các quyền cơ bản của công dân trên địa bàn thành phố Hà Nội" khác nhau. 

Vì vậy, chúng tôi tiếp tục gửi tới Ông Phạm Quang Nghị, Đại biểu Quốc hội, Bí thư Thành ủy Hà Nội văn thư dưới đây:
Toàn văn văn thư gửi Ông Phạm Quang Nghị:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc l ập – Tự do – Hạnh phúc
_______________

THƯ CỬ TRI GỬI ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI PHẠM QUANG NGHỊ

Chúng tôi đã nhận được công văn số 587-CV/VPTU ngày 9/4/2012 do ông Nguyễn Ngọc Giao ký, liên quan đến thư ngày 3/4/2012 của một số cử tri tại Hà Nội đề nghị đối thoại với Ông Phạm Quang Nghị - Đại biểu Quốc hội, Bí thư Thành ủy Hà Nội.
Chúng tôi cảm ơn Ông đã có hồi âm kịp thời thông qua văn bản do ông Giao ký trên. Đáng tiếc, văn bản này không đi vào trọng tâm những nội dung chúng tôi (với tư cách cử tri) đã yêu cầu đối thoại với Ông (với tư cách Đại biểu Quốc hội), và là người đứng đầu hệ thống chính trị của thành phố Hà Nội.
Vấn đề quan trọng nhất mà chúng tôi nêu lên là việc thực thi các quyền cơ bản của công dân theo Hiến pháp (trong đó có quyền biểu tình).
Chúng tôi muốn tìm hiểu quan điểm của Đảng (mà ông là một thành viên trong ban lãnh đạo Đảng) về việc thực thi các quyền cơ bản của công dân.
Chúng tôi nhận thấy những vi phạm quyền cơ bản của công dân theo Hiến pháp ngày càng xuất hiện nhiều, và không thấy có phương thức giải quyết thích hợp.
Vụ bà Bùi Thị Minh Hằng chỉ là một ví dụ điển hình cho việc vi phạm những quyền cơ bản của công dân, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của lãnh đạo và chính quyền Hà Nội trong dư luận trong nước và Quốc tế.
Bằng thư này, một lần nữa chúng tôi đề nghị Ông với tư cách là Đại biểu Quốc hội và lãnh đạo Hà Nội (theo điều 51,52 Luật tổ chức Quốc hội 2001, quy định Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tiếp công dân) tổ chức đối thoại với chúng tôi để làm rõ và trao đổi thông tin, ý kiến về những vấn đề sau:
a/   Những quyền cơ bản của công dân theo hiến pháp (thực trạng thực thi hiện nay và dự kiến trong Hiến pháp sắp tới)
b/   Giải quyết vụ bà Bùi Thị Minh Hằng, để đảm bảo Hiến pháp và quyền cơ bản của công dân được thực thi.
Chúng tôi hy vọng cá nhân Ông sớm có văn bản chính thức trả lời đề nghị của chúng tôi. Thời gian và địa điểm buổi tiếp xúc sẽ tùy thuộc vào Ông (chúng tôi đề nghị Ông tiếp xúc trước ngày 30/4/2012) và tin rằng Ông sẽ tôn trọng cử tri như một số cử tri đã tôn trọng lãnh đạo thành phố Hà Nội để đến dự cuộc gặp ngày 27/8/2011 theo lời mời của chính quyền thành phố.

Hà Nội Ngày 11/4/2012
Ký tên:
Đặng Bích Phượng
Nguyễn Xuân Diện



Đọc tiếp...

Phan Hồng Giang: BÁO ĐỘNG VỀ SỰ XUỐNG CẤP CỦA ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI


TSKH PHAN HỒNG GIANG: 
Điều khiến nhiều người rầu lòng nhất là sự xuống cấp của đạo đức xã hội

Lời dẫn của VHNA: Văn hóa và giáo dục là hai môi trường, hai không gian quan trọng bậc nhất của đời sống xã hội. Con nguời sinh ra, trưởng thành trong đó và quyết định đạo đức mà họ là chủ thể. Nhân Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa XI vừa ra Nghị quyết 4 về "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay", VHNA đã đón TSKH Phan Hồng Giang làm khách và cùng trao đổi về những vấn đề xã hội đáng quan tâm từ cách tiếp cận về văn hóa và giáo dục.

PV: Thưa ông, xin được bắt đầu từ nghề nghiệp nghiên cứu văn học của ông. Ông thấy đời sống văn học của nước ta hiện nay như thế nào, từ sáng tác văn chương đến lý luận phê bình? 

TSKH Phan Hồng Giang (PHG): Để trả lời tương đối đầy đủ câu hỏi này của anh có lẽ phải cần tới vài ba luận án tiến sĩ thứ thiệt. Tôi chỉ có thể trả lời vắn tắt. 
Đọc tiếp...

Hoàng Anh: THỜI CỦA QUỶ

Thời của Quỷ
Hoàng Anh

Thưa quý vị!

Xin quý vị hãy bình tâm một chút mặc dù trước mắt chúng ta đang diễn ra những cảnh đau lòng tưởng như không thể chấp nhận nổi. Những người đang bức xúc về hành vi bạo lực học đường. Những người đang lo lắng về đạo đức. Những người đang  bàn luận về những câu chửi, những cái tát, những cái đập. Những người đang nuốt nước mắt khi nhìn cảnh những đứa trẻ khác đứng bên cạnh chửi dồn mắng góp và hả hê bằng một sự bình thản chết chóc. 

Đó là một chuyện hoàn toàn bình thường, vô cùng bình thường. Chỉ có điều, chúng đang diễn ra ở một xã hội không bình thường mà thôi. Chúng ta chẳng phải bất ngờ đến mức phải thốt lên rồi ngã vật ra như vậy. Bởi vì, chúng ta đang sống trong Thời của Quỷ. Thời của những sự tráo đổi trâng tráo, trắng trợn giữa giá trị và giá cả, giữa giáo dục và giáo điều, giữa linh hồn và quỷ dữ. 

Ai đã làm ra chúng? Ai đã thả những con quỷ vào trong những tâm hồn thánh thiện và yếu ớt kia trước khi dạy chúng cách tự vệ. Ai đã dung dưỡng cho con quỷ đó ăn hết cả tâm hồn con trẻ, và khi ăn hết rồi thì chính nó ngự trị bên trong những hình hài con người, để rồi bất cứ lúc nào có cơ hội, nó đều bùng lên bản năng ghê rợn của nó? Nếu có ai đó có lỗi thì hẳn đó phải là tôi, là quý vị, là ai đó khác hơn cả chúng ta chứ không phải là những đứa trẻ này. Chúng chỉ là những nạn nhân không thể phản kháng trước những cạm bẫy, những thuốc độc đã được bày sẵn ở đó rồi. Phải, những nạn nhân không hơn không kém.
Đọc tiếp...

VĂN PHÒNG ÔNG PHẠM QUANG NGHỊ ĐÃ HỒI ÂM VĂN THƯ ĐỀ NGHỊ ĐỐI THOẠI


Thưa chư vị,
Sáng 5.4 vừa qua, những người biểu tình và ủng hộ biểu tình yêu nước, phản đối Trung Quốc gây hấn, xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông đã gửi văn bản ĐỀ NGHỊ ĐỐI THOẠI VỚI ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI, BÍ THƯ THÀNH ỦY HÀ NỘI PHẠM QUANG NGHỊ VỀ VIỆC THỰC THI CÁC QUYỀN CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN TẠI ĐỊA BÀN HÀ NỘI. 

Văn thư được gửi qua bưu điện phát chuyển nhanh, có chữ ký của các vị lão thành cách mạng, nhân sĩ trí thức như: Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh (nguyên UV TƯ Đảng, nguyên Đại sứ VN tại TQ), Cụ bà chống tham nhũng Lê Hiền Đức, các Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Ngô Đức Thọ, Chu Hảo, các Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Xuân Diện, Nhà văn Nguyên Ngọc, Luật sư Trần Vũ Hải, ông Phan Tất Thành (cựu thiếu sinh quân), bà Đặng Bích Phượng (Phương Bích), ...

Hôm nay, bà Đặng Bích Phượng, đại diện những người ký tên đã nhận được văn thư trả lời của Văn phòng Thành ủy Hà Nội, do Phó Chánh văn phòng Nguyễn Ngọc Giao ký: "được sự ủy nhiệm của đồng chí Bí thư Thành ủy, xin thông báo để bà và những người ký tên trong đơn biết".

Qua bản tin Thời sự của VTV, được biết Ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đang có mặt trong đoàn đại biểu của Đảng Cộng sản Việt Nam thăm Cu Ba, do TBT Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu.
.

Đọc xong công văn trả lời, thấy rất buồn cười! Vì văn thư đề nghị đối thoại (không phải đơn) có ghi rõ:
Nội dung buổi đối thoại: Những vấn đề liên quan đến việc thực thi các quyền cơ bản của công dân trên địa bàn thành phố Hà Nội và yêu cầu trả tự do cho bà Bùi Thị Minh Hằng;
Tức là có 2 vấn đề cần đối thoại:
1- Những vấn đề liên quan đến việc thực thi các quyền cơ bản của công dân trên địa bàn thành phố Hà Nội;
2-  Yêu cầu trả tự do cho bà Bùi Thị Minh Hằng.

Như vậy, văn thư trả lời chỉ nói đến nội dung (2), liên quan đến cá nhân bà Bùi Thị Minh Hằng, trong khi đó nội dung (1) thì liên quan đến hàng trăm công dân khác với hàng trăm sự việc "liên quan đến việc thực thi các quyền cơ bản của công dân trên địa bàn thành phố Hà Nội" khác nhau. 
.
Đọc tiếp...

Vương Tâm: BẢN NHẠC BUỒN TRÊN ĐỒI CHÂU Ê

Bản nhạc buồn trên đồi Châu Ê 
Vương Tâm 

(HNMO)- Theo bản vẽ tay của người quản lý bảo tàng, tôi tìm ngay được đồi thông có hai ngôi mộ của vợ chồng nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị ở Châu Ê, xã Thuỷ Bằng, ven đô Huế. Ngọn đồi này cách Lăng Khải Định chừng 400m, với những hàng cây thông tăm tắp theo hàng lối và cao vút. Càng lên cao gió càng dào dạt.

Tôi nghe như có tiếng u trầm vang lên. Hẳn là tiếng người đang than hoà trong làn gió? Hương nhang phảng phất toả lan. Tôi vội rảo chân qua những bậc đá bước lên, thì ra có một thanh niên đang quỳ trước mộ bà Điềm Phùng Thị. Anh ta chắp tay và miệng nói những gì đó mà tôi không thể nghe được. Những âm thanh nghẹn lại. Tôi đứng lặng trong một không gian chông chếnh nỗi u hoài.

Trước mặt tôi bức tượng người bằng đá ong đỏ au trong ánh nắng, tĩnh lặng phía sau hai ngôi mộ của vợ chồng bà. Thấy tôi đến, anh thanh niên dong dỏng cao đứng dậy cúi chào, rồi im lặng bước đi. Tôi vội tiến tới bắt tay, hỏi vài câu nhưng anh ta lấy khăn lau nước mắt rồi chỉ vào ngôi mộ bà Điềm Phùng Thị, miệng thốt ra vài tiếng u ơ như muốn nói điều gì đó, mà không thể diễn tả nổi. Tôi chợt nhớ ra có thể đây là một học trò của bà trong những lớp điêu khắc cho người câm điếc ngày nào.

Tất cả bỗng tĩnh lặng. Gió như cũng đứng im. Tôi cúi đầu, chắp tay trước mộ bà. Bức tượng người đá ong trên cao im lặng nhìn tôi. Dường như âm thanh câm lặng ấy muốn thét lên điều gì đó. Có thể là những nỗi niềm còn ẩn ức. Những suy tư cần chia sẻ. Những nỗi đau thầm kín đang sụt sùi trong mộng ước cần giải toả của con người. Phải chăng đó chính là tín hiệu phát ra từ ngôn ngữ điêu khắc của Điềm Phùng Thị. Sự trầm tĩnh của đá nhưng lại lung linh như lửa vậy…

Chả thế mà đa phần tượng của bà đều xoay quanh mô tuyp khối “Im lặng”, “Chắp tay”, “Cầu nguyện”, “Cổng hư vô cõi Phật”. Phải chăng mọi điều đều xuất phát từ 7 miếng ghép xoay chuyển đầy biến ảo, đó là 7 “mô đun” của bà liên quan đến cõi thiền đầy trầm luân. Phải chăng ngay từ khi bước chân vào làng hội hoạ, bà đã từng bảo vệ luận án tiến sĩ ở Pháp cùng với chồng về nha khoa, có cái tên “Tục ăn trầu”, cũng đã rất gần với tư duy của ngôn ngữ tạo hình trên đá. Cái màu đỏ nồng ấm của trầu cau khi hoà lẫn đá vôi đã hoà sắc trong từng bản nhạc trầm buồn trên từng thớ đá. Có người nói tượng của bà là ký hiệu, hay bí ẩn, hoặc vô ngôn cũng đều ánh từ màu đỏ thắm trên môi người ấy mà thôi.
.
 Mộ bà Điềm Phùng Thị

Lại nữa có người nói 7 mô đun của bà là 7 mẫu tự, là 7 sắc cầu vồng, hay 7 nốt nhạc, đều đúng cả. Những sao lại u uẩn nỗi niềm là vậy, có thể hình dung, trong cõi vô thường của đạo Phật, con số 7 lại thể hiện vạn vật linh thiêng khi đức Phật vừa ra khỏi lòng mẹ. Ngài bước đi 4 hướng, mỗi hướng 7 bước. 7 bước là chỉ quyền lực sáng tạo của con người khám phá thế giới trí tuệ và tâm hồn con người khi hoà cùng vũ trụ…

Bà bước vào thế giới hội hoạ với nhiều điều lạ lùng, khi đã bước sang tuổi 40 (năm 1960). Bà từng tốt nghiệp đại học Y khoa ở Hà Nội năm 1946, rồi đi theo cách mạng làm việc cho đến năm 1948, thì sang Pháp chữa bệnh. Sau đó bà tiếp tục học và bảo vệ luận án Bác sĩ nha khoa (học hàm Tiến sĩ), năm 1954. Với những người thành danh như bà quả là khó lý giải câu chuyện vì sao bà dứt hẳn lĩnh vực y khoa để dấn thân vào hội hoạ, và bắt đầu ngay từ điêu khắc. Bà say mê đến nỗi, thời kỳ đầu bà còn tranh thủ đúc tượng ngay trong nhà bếp, mỗi khi rời dao kéo ở phòng khám trở về. Thậm chí có những đêm cảm hứng tuôn trào, để giữ giấc ngủ cho chồng, bà còn ôm tượng vào phòng tắm để chau chuốt cho đúng ý tưởng mình theo đuổi.
Đọc tiếp...

CA TRÙ TRÊN ĐẤT CỐ ĐÔ HUẾ

Ca trù trên đất cố đô
Nguyễn Xuân Diện

Huế không phải là cái nôi của ca trù, nhưng Huế đã từng vang lên tiếng hát ca trù ngay trong hoàng cung gác vàng điện ngọc, và thể thơ hát nói ca trù đã được các thi sĩ hoàng gia tìm đến như một lựa chọn để thể hiện tấm lòng “giãi tỏ với tri âm”.

Huế, miền đất thơ mộng của sông Hương núi Ngự, kinh đô của các vua triều Nguyễn đã từng là nơi diễn ra các khánh tiết, nghi lễ cung đình. Hồ sơ lưu trữ còn lưu giữ được các hình ảnh của đào kép của các tỉnh Nam Định, Thanh Hóa vào kinh đô Huế chúc thọ “tứ tuần đại khánh” vua Khải Định vào tháng 9 và 10 năm 1924. 


Các thi sĩ thuộc hoàng tộc như Ưng Bình Thúc Giạ Thị cũng rất chuộng hát ả đào và đã sáng tác nhiều bài theo thể thơ hát nói. Tập Bán buồn mua vui của ông có tới 42 bài hát nói ca trù (trong khi có 30 bài ca Huế, 36 câu Mái nhì và hò khoan, 6 đoạn Nói lối và Hát nam). Giai nhân với tài tử vốn là nợ sẵn, Ưng Bình Thúc Giạ Thị cũng đã ghi lại kỷ niệm giữa ông và các ả đào. Mỗi bài thơ là một câu chuyện riêng tư thi vị, mà rất nhiều trong số này lại là những sáng tác ngẫu hứng, ngay trong chiếu hát, ngay trong tiệc rượu. Nào là cuộc tái ngộ với cô đào Như Ý, nào là bài thơ đưa cho cô Tuyết Ngọc, và rồi những giận hờn: Giận cũng vì thương, thương mới giận/ Thương nên quá giận, giận càng thương. Rồi những dòng tâm sự lắng sâu của khách tài tử được viết ra lúc tiếng trống chầu lỗi nhịp giữa canh khuya…
Nguồn: trích từ Tạp chí Sông Hương số Tết (2010)

Đọc tiếp...

GS. TS THÁI KIM LAN VÀ CHẶNG ĐƯỜNG 20 NĂM KHIẾU KIỆN

Một vụ khiếu kiện ròng rã 20 năm tại Huế

Đỗ Hiếu, phóng viên RFA
2012-04-10
Giáo sư tiến sĩ Triết học Thái Thị Kim Lan, định cư tại Đức hiện đang về thăm gia đình ở Huế, để khiếu kiện về việc từ đường họ tộc của bà bị lấn chiếm, phá hoại nghiêm trọng từ trên 20 năm qua, mà không được chính quyền quan tâm giải quyết theo đúng pháp luật. 

Từ đường họ tộc tồn tại 200 năm cũng bị lấn chiếm

Qua cuộc trao đổi với RFA, giáo sư Lan thuật lại các chi tiết về việc gia sản của giòng họ Thái bị chiếm đoạt, bản thân bà bị đe dọa. 

Thưa bà, liên quan đến vấn đề tranh chấp đất đai lâu nay xảy ra tại Việt Nam,  mà gia đình bà là một trường hợp điển hình, bà có thể cho biết thêm về hòan cảnh mà giòng họ mình đang phải đối mặt?
Đọc tiếp...